Đào tạo Sơ cấp Nghề Điện Công Nghiệp – Dân Dụng
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP – DÂN DỤNG
Tên nghề: Điện công nghiệp – dân dụng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp
Thời gian đào tạo: 6 tháng
Văn bằng: sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được nhà trường cấp chứng chỉ sơ cấp nghề Điện công nghiệp – dân dụng.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
- Kiến thức nghề:
- Biết được các thông số kỹ thuật và các khái niệm, ký hiệu.
- Biết được kích cỡ các loại dây từ.
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị điện gia dụng, máy biến áp và các loại quạt bàn, quạt trần có tụ, hình thành các bước để xác lập sơ đồ dây quấn.
- Hiểu được cấu tạo nguyên lý hoạt động, phân loại các động cơ 1 pha và động cơ 3 pha. Biết tính toán và thiết lập được sơ đồ dây quấn.
- Biết sử dụng các khí cụ bảo vệ và kích thước dây dẫn phù hợp với phụ tải.
- Tính toán được công suất động cơ.
- Cung cấp kiến thức về cấu tạo thiết bị điện, khí cụ điện bảo vệ các loại thiết bị đo lường trong hệ thống mạng lưới điện công nghiệp.
- Hiểu được nguyên lý vận hành hệ thống máy trong lưới điện công nghiệp.
- Kỹ năng nghề:
- Sử dụng đồ nghề và các thiết bị đo thành thạo, thực hiện được cách đấu nối dây.
- Lắp đặt, đi dây cung cấp điện cho các loại khí cụ điện.
- Làm quen các bước thực hiện quấn động cơ 1 pha, 3 pha (đo khuôn, lót giấy cách điện, vệ sinh động cơ, chọn dây), động cơ không đồng bộ 1 pha 3 pha Roto lồng sóc.
- Quấn được các loại máy biến áp có công suất nhỏ và vừa.
- Thiết kế các loại tủ điện 1 pha, 3 pha, tủ điện có hệ thống đèn báo chạy, dừng và sự cố.
- Vận hành động cơ 3 pha, vận hành hệ thống động cơ trong công nghiệp. Bảo trì thay thế các thiết bị hư hỏng trong tủ điện.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: gồm 3 mô đun
(Tổng thời gian: 440 giờ, trong đó: 81 giờ Lý thuyết; 339 giờ Thực hành; 20 giờ Kiểm tra)
- Điện căn bản và thiết bị điện: gồm 12 bài
Bài 1: Các khái niệm đại lượng điện cơ bản
- Điện trở
- Điện áp
- Dòng điện
- Phụ tải
- Công suất
Bài 2: An toàn điện
- Nguyên nhân bị điện giật
- Các phương pháp an toàn khi sử dụng điện
Bài 3: Đo lường điện
- Sử dụng đồng hồ để đo các đại lượng điện
- Đo điện trở
- Đo điện áp
- Đo dòng điện
- Đo công suất
Bài 4: Tính chọn dây dẫn – thiết bị đóng, ngắt và bảo vệ
- Chọn CB
- Chọn cầu chì
- Chọn dây dẫn
Bài 5: Phương pháp nối dây và lắp đặt đèn chiếu sáng
- Phương pháp nối dây đơn cứng
- Phương pháp nối dây đôi mềm
- Phương pháp đi dây và Lắp đặt mạch đèn chiếu sáng
- Phương pháp đi dây và Lắp đặt điện năng kế
Bài 6: Phương pháp đi dây và lắp đặt điện nhà âm tường
- Phương pháp vẽ và đọc sơ đồ
- Phương pháp đi dây trong ống
- Lắp đặt ống và hộp nối
- Lắp đặt công tắc điều khiển đèn
- Lắp đặt ổ cắm điện
Bài 7: Mạng điện xoay chiều 3 pha
- Khái niệm nguồn điện 3 pha
- Các thông số và tiểu chuẩn kỷ thuật nguồn điện 3 pha
- Lắp đặt nguồn điện 3 pha
Bài 8: Các linh kiện điện tử dùng trong thiết bị điện
- Điện trở
- Tụ điện
- Cuộn cảm
- Diode, Transistor
Bài 9: Thiết bị chiếu sáng
- Đo đạt, kiểm tra, công tắc, nút nhấn
- Đo đạt, kiểm tra, sửa chữa mạch đèn
- Đo đạt,kiểm tra, sửa chữa Ballat (tranformer)
- Đo đạt, kiểm tra thiết bị đóng, ngắt và bảo vệ
Bài 10: Thiết bị sinh nhiệt (Cấu tạo; Nguyên lý làm việc, ứng dụng; Hư hỏng, sửa chữa)
- Bàn ủi
- Nồi cơm điện
- Máy sấy tóc
- Lò nướng
- Máy nước nóng
Bài 11: Thiết bị máy, điện cơ (Cấu tạo, phân loại; Nguyên lý làm việc, ứng dụng; Hư hỏng, sửa chữa)
- Máy xay sinh tố, máy ép trái cây
- Máy bơm nước
- Máy giặt
- Quạt thông gió
- Hệ thống điện tủ lạnh
- Máy ổn áp
Bài 12: Kiểm tra
- Sửa chữa quấn dây máy điện: gồm 6 bài
Bài 1: Máy biến áp
- Cấu tạo, phân loại.
- Nguyên lý làm việc.
- Tính toán các số liệu dây quấn.
- Thực hành quấn dây máy biến áp.
- Cấp nguồn chạy thử.
- Hư hỏng, sửa chữa.
Bài 2: Quấn dây động cơ 1 pha
- Cấu tạo, phân loại.
- Nguyên lý làm việc.
- Tính toán các số liệu dây quấn.
- Vẽ sơ đồ khai triển mạch dây quấn.
- Phương pháp làm khuôn, lót giấy.
- Phương pháp lồng dây vào rảnh.
- Thực hành quấn dây động cơ 1 pha.
- Cấp nguồn chạy thử
Bài 3: Quấn dây động cơ KĐB 3 pha
- Tính toán các số liệu dây quấn.
- Vẽ sơ đồ khai triển mạch dây quấn.
- Phương pháp làm khuôn, lót giấy
- Phương pháp lồng dây vào rảnh
- Thực hành quấn dây động cơ 3 pha
- Cấp nguồn chạy thử
Bài 4: Động cơ vạn năng
- Cấu tạo, phân loại
- Nguyên lý làm việc
- Tính toán các số liệu dây quấn
- Vẽ sơ đồ khai triển mạch dây quấn
- Phương pháp làm khuôn, lót giấy
- Phương pháp lồng dây vào rảnh
- Thực hành quấn dây động cơ vạn năng
- Cấp nguồn chạy thử
Bài 5: Máy phát điện
- Cấu tạo,phân loại
- Nguyên lý làm việc
- Tính toán các số liệu dây
- Thực hành quấn dây
- Cấp nguồn chạy thử
- Hư hỏng, sửa chữa
Bài 6: Kiểm tra
- Trang bị điện và lập trình PLC: gồm 8 bài
Bài 1: Cấu tạo nguyên lý làm việc của khí cụ điện
- Nút nhấn
- Công tắc
- Cầu dao đảo
- Rơle điện từ
- Rơle thời gian
- Rơle nhiệt
- Rơle trung gian
- Khởi động từ
- Các loại đèn báo
- Một số ký hiệu cơ bản
Bài 2: Kiến thức cơ bản dùng trong các mạch trang bị điện
- Xác định cực tính các đầu dây ra động cơ 3 pha (6 đầu dây)
- Cách đảo chiều quay động cơ 1 pha , 3 pha
- Cách đấu Y, đấu ∆ động cơ 3 pha
- Mạch khởi động Y/∆
- Cách đấu động cơ chạy tốc độ cao
- Cách đấu động cơ chạy tốc độ thấp
- Phương pháp khởi động động cơ 3 pha
Bài 3: Hướng dẫn làm tủ điện và lắp đặt đèn tín hiệu
- Cách chọn tủ điện
- Cách bố trí thiết bị
- Phương pháp đi dây trong tủ điện
- Lắp đèn báo nguồn và sự cố
Bài 4: Các mạch điều khiển bán tự động
Bài 5: Các mạch điều khiển tự động dùng rơle
Bài 6: Thiết kế mạch theo yêu cầu
Bài 7: Lập trình với PLC S7-200
Bài 8: Kiểm tra
CƠ HỘI VIỆC LÀM
- Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có khả năng lập được quy trình thiết kế, thi công, lắp đặt và sửa chữa, thay thế các thiết bị, dây chuyền công nghệ, công trình điện, trạm điện, thiết bị điện dân dụng… Áp dụng những kiến thức chuyên môn để phân tích, đánh giá và thực hiện các công việc liên quan ngành điện công nghiệp – dân dụng hoặc trực tiếp làm việc tại các vị trí:
+ Nhân viên làm việc tại bộ phận: Sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Thiết kế, giám sát, thi công các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng, mạng điện công nghiệp, tự động hóa; Vận hành, phân phối, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị và dây chuyền về điện dân dụng; Quản lý, sử dụng và phân phối cũng như tư vấn các sản phẩm điện, điện tử, tự động hóa…
+ Mở cơ sở hoạt động kinh doanh, sửa chữa, bảo trì về lĩnh vực thiết bị điện công nghiệp – dân dụng.
Ngoài ra, học viên có đủ năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn, phát triển kiến thức và kỹ năng nghề cho bản thân.